Nước Đức hay còn được ví von là “Trái tim của châu Âu“, không chỉ nổi tiếng với lịch sử phong phú, văn hóa đa dạng mà còn là điểm đến lý tưởng cho những bạn du học sinh khao khát một nền giáo dục chất lượng thuộc top trên Thế giới.
Đặc biệt khi du học Đức các bạn còn có cơ hội được khám phá những thành phố hiện đại như Berlin, Munich, Frankfurt . Trong bài viết dưới đây, chúng mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn để chuẩn bị du học tại quốc gia này.
Contents
THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ NƯỚC ĐỨC
Nước Đức hay còn gọi là Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia nằm ở Trung Âu. Trong khối liên minh châu Âu thì Đức nằm ở vị trí trung tâm giáp với 9 quốc gia như Đan Mạch về phía bắc, Ba Lan và Cộng hòa Séc về phía đông, Áo và Thụy Sĩ (không thuộc EU) về phía nam, phía tây giáp với Pháp, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan. Sự tiếp giáp với các quốc gia láng giềng trong EU tạo điều kiện thuận lợi cho học tập và tìm kiếm các cơ hội việc làm với du học sinh quốc tế.
Với dân số hơn 83 triệu người Đức đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia đông dân nhất châu Âu chỉ sau Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Có diện tích khoảng 357.022 km² khiến Đức là quốc gia có diện tích lớn thứ 7 tại châu Âu và thứ 63 trên Thế giới.
Về múi giờ
Là quốc gia nằm trong múi giờ Trung Âu (CET, GMT+1) trong mùa đông và (CET, GMT+2) nếu đó là mùa hè, nên so với Việt Nam thì Đức sẽ chậm hơn 5 giờ đồng hồ vào mùa đông và chậm hơn 6 giờ nếu là mùa hè. Nghĩa là khi ở Việt Nam là 12h trưa thì ở Đức sẽ là 7h sáng hoặc 6h sáng vào mùa hè.
Đa số quốc gia ở châu Âu đều áp dụng hệ thống giờ mùa hè và giờ mùa đông nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng. Sự thay đổi đột ngột về thời gian có nguy cơ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn, cho nên bạn cần lưu ý các triệu chứng phổ bến của hội chứng thay đổi múi giờ (Jet lag) này như:
- Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ
- Mệt mỏi và nặng nề đầu óc
- Mức độ tập trung giảm và gây ra nhầm lẫn
- Ăn uống không thấy ngon miệng
- Thỉnh thoảng cảm thấy hơi chóng mặt
- Trầm cảm nhẹ
- Rối loạn tiêu hóa
Mức độ của triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự chênh lệch múi giờ nhiều hay ít, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Vì vậy, bạn sẽ cần một thời gian dài để làm quen và thích nghi với sự thay đổi này.
Về khí hậu
Trong suy nghĩ của mỗi người chúng ta, chắc hẳn khi nói tới Đức là sẽ nghĩ ngay tới khung cảnh tuyết trắng phủ khắp mọi nơi kèm theo lạnh giá, tuy nhiên ý kiến đó cũng chỉ là cảm giác mà thôi, thực tế thời tiết ở Đức khá giống với Việt Nam, nhìn chung là dễ chịu với sự phân hóa 4 mùa rõ rệt.
Mùa xuân ở Đức bắt đầu từ cuối tháng 3 cho tới cuối tháng 5, mùa được cho là dễ chịu và đẹp nhất nơi đây, nhiệt độ trở nên ấm áp hơn, không quá lạnh nhưng cũng không quá nóng, nhiệt độ dao động trong khoảng từ 5°C cho tới 20°C, hoa nở rộ khiến cảnh quan nơi đây trở nên tươi đẹp.
Mùa hè ở Đức tiếp nối mùa xuân và bắt đầu từ đầu tháng 6 cho tới hết tháng 8. Thời tiết mùa này tương đối nóng, với mức nhiệt dao động từ 20°C – 30°C nhưng cũng có những ngày nhiệt độ lên tới 40°C oi bức và nóng. Điểm đặc biệt của mùa này tại Đức là mặt trời lặn khá muộn có khi tới 21h – 22h mà trời vẫn còn sáng.
Bước sang mùa thu khí hậu trở nên mát mẻ hơn khi nền nhiệt trung bình vào khoảng 10°C – 20°C, đôi khi trời cũng trở lạnh nhiều hơn vào khoảng giữa hoặc cuối tháng 1 để chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá.
Mùa đông có lẽ là mùa dài nhất trong năm so với các mùa còn lại từ tháng 12 cho tới đầu tháng 3, nhiệt độ giảm mạnh và thường khắc nghiện hơn ở một số khu vực nhất là các khu vực ở phía Nam và Đông Nam nước Đức.
Khi sang Đức du học, các bạn cũng nên trang bị một số kiến thức và thói quen cần thiết để đối phó với cái lạnh cũng như những trận mưa tuyết nơi đây như: Luôn kiểm tra thời tiết trước khi ra khỏi nhà, mang theo các dụng cụ cần thiết khi đi học hoặc đi làm,…
Về con người
Cơ cấu dân số của Đức chỉ có tới 88% là người gốc Đức, còn lại đều là những người dân tộc khác đã di cư đến đây. Có tới 30-32% dân số trong liên minh châu Âu sử dụng tiếng Đức là ngôn ngữ chính hoặc là ngôn ngữ thứ hai trong giao tiếp và công việc. Vì vậy cho dù bạn có du học Đức bằng tiếng Anh thì về lâu dài bạn vẫn nên học tiếng Đức, để có thể hòa nhập hơn và bớt đi những khó khăn cản trở trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bởi lẽ, đâu phải người dân Đức nào cũng biết tiếng Anh, đặc biệt là những người lớn tuổi.
Người dân Đức nổi tiếng là những người có tính kỷ luật cao đặc biệt là trong công việc và học tập, luôn coi trọng và tuân thủ các quy tắc. Họ cũng khá thẳng thắn và không ngại bày tỏ quan điểm, có xu hướng nói thẳng vào vấn đề mà không vòng vo, điều này có thể khiến các bạn cảm thấy không quen, dễ sinh ra tự ái. Hãy vượt qua điều đó, bạn sẽ thấy rằng chỉ có như vậy thì vấn đề mới nhanh chóng được giải quyết và bản thân cũng sẽ tiến bộ nhanh hơn.
Về kinh tế
Thật là thiếu sót nếu như không nhắc tới kinh tế Đức, bởi lẽ Đức là quốc gia được ví như “đầu tàu” trong liên minh châu Âu (EU) và đứng thứ tư trên thế giới tính theo GDP. Sở dĩ quốc gia này phát triển kinh tế mạnh mẽ tới như vậy là nhờ họ đã tập trung vào các ngành thế mạnh của mình như công nghiệp chế tạo, ô tô, hóa chất và công nghệ.
Điều này đã mở ra rất nhiều cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập cao cho sinh viên quốc tế khi du học và tốt nghiệp tại Đức, nhưng song hành cùng với đó cũng phải kể đến những thách thức mà các bạn có thể sẽ phải thật sự cố gắng để vượt qua, đó chính là tỉ lệ cạnh tranh để có một “tấm vé thông hành” tới Đức. Bởi lẽ với sức hấp dẫn mà Đức mang lại đã thu hút khá nhiều du học sinh quốc tế khao khát tới đây để học tập và lập nghiệp khiến cho các yêu cầu đầu vào cũng từ đó mà tăng lên.
Về chính trị
Cộng hòa liên bang Đức sau khi thống nhất hai miền vào năm 1990 đã chọn Berlin làm thủ đô, phân chia giữa chính phủ liên bang và 16 bang khác nhau. Tùy vào từng bang sẽ có những quyền quyết định hoặc thực thi các chính sách khác nhau, như chính sách hỗ trợ giáo dục, quyền lợi cho du học sinh quốc tế, chính sách nhập cư, các quy định hành chính… Nhưng tựu chung lại sẽ hình thành một bộ máy chính trị có sức duy trì sự ổn định về mọi mặt cũng như sức ảnh hưởng trong liên minh châu Âu.
Với những điều kiện về mặt chính trị thì các bạn du học sinh sẽ yên tâm hơn, không phải lo lắng những biến động lớn về mặt chính trị gây ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn quá trình học tập và làm việc tại Đức.
10 LÝ DO TUYỆT VỜI KHI DU HỌC ĐỨC
1. Có những chương trình du học Đức bằng tiếng Anh: Với sự phổ biến và ngày càng thông dụng của tiếng Anh thì việc có được cơ hội đi du học Đức trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Nắm bắt được xu hướng đó nên ngày nay, các chương trình du học tại Đức bằng tiếng Anh đang dần phổ biến, nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục tại Đức cũng đã cung cấp các chương trình học bằng tiếng Anh mà không cần biết tiếng Đức, các chương trình này có mục đích nhằm thu hút sinh viên quốc tế.
2. Môi trường xã hội và nền văn hóa: Đức được xem là cái nôi văn hóa của Châu Âu, không lạ gì khi Đức có nền văn hóa truyền thống lâu đời và cực kỳ phong phú như văn hóa đọc sách, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp thường ngày mang tới nhiều trải nghiệm thú vị.
3. Trình độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên: Giáo viên tại Đức được đào tạo và tuyển chọn kỹ lưỡng thông qua các bài thi và bài kiểm tra kỹ năng. Không những thế, hàng năm giáo viên còn được tham dự các khóa học bồi dưỡng thêm để nâng cao trình độ chuyên môn.
4. Miễn học phí 100% nếu du học bằng tiếng Đức: Chính phủ Đức cho rằng sinh viên quốc tế tới du học đa phần đều giỏi, điều này cũng góp phần giúp xã hội và nền kinh tế của Đức phát triển bền và mạnh hơn. Vì vậy, đây giống như là một chiêu thức thu hút nhân tài của quốc gia này.
5. Đa dạng các ngành nghề, khóa học: Sự đa dạng trong các ngành nghề và khóa học tại Đức giúp sinh viên quốc tế có cơ hội phát triển toàn diện, học đúng với sở thích và đam mê, thúc đẩy sự phát triển năng lực bản thân nhanh chóng.
6. Chi phí du học hấp dẫn: Với nhiều chính sách hỗ trợ cho sinh viên quốc tế, kèm theo các gói học bổng hấp dẫn, điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo điều kiện cho sinh viên phát triển hết khả năng của họ.
7. Cơ hội việc làm vô tận: Là một điểm đến hấp dẫn nhất châu Âu cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài nhờ vào sự ổn định chính trị, kinh tế mạnh mẽ đi kèm với một hệ thống pháp luật minh bạch, gián tiếp mở ra vô vàn cơ hội việc làm với mức thu nhập tốt cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp.
8. Được thực hành nói cả tiếng Anh và tiếng Đức: Việc sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ đặc biết là tiếng Anh không chỉ giúp bạn nhanh chóng trở thành những công dân toàn cầu mà còn có cơ hội phát triển sự nghiệp bản thân trên toàn khu vực châu Âu.
9. Cơ hội định cư vĩnh viễn: Khi trình độ tiếng Đức đạt từ B1 trở lên, sau khi tốt nghiệp tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành mình đã học và làm việc trong thời gian 21 tháng bạn hoàn toàn đủ điều kiện định cư vĩnh viễn tại Đức.
10. Tỉ lệ đậu Visa gần như tuyệt đối: Chính phủ Đức và các cơ quan đại diện tại các quốc gia luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế đến học tập tại các trường đại học chất lượng của nước này.
VẬY CÓ NÊN ĐI DU HỌC ĐỨC.
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU KIỆN DU HỌC ĐỨC VÀ “HÀNH TRANG” CẦN CHUẨN BỊ
Điều quan trọng nhất trong hành trang trước khi du học ở bất kỳ nơi đâu, dưới bất kỳ hình thức nào chưa phải là nền tảng, hồ sơ, mà đó chính là lựa chọn ngành học và chương trình học phù hợp với sở thích và đam mê của của bạn. Việc chọn được hướng đi phù hợp giúp bạn có thể kiên trì đi đến thành công sớm hơn và tích lũy được nhiều kiến thức trên con đường của mình. Bạn nên tìm hiểu và thu thập tất cả các thông tin về chương trinh học mà bạn yêu thích.
Nếu bạn vẫn chưa chọn được ngành nghề và chương trình học phù hợp thì hãy tra cứu trên website DAAD trên đây có tất cả các chương trình học dành cho sinh viên quốc tế tại Đức, hãy chọn cho mình một chương trình phù hợp với sở thích của bạn hoặc liên hệ với Thanh Giang để được tư vấn chương trình phù hợp.
Yêu cầu về trình độ học vấn
Trước khi đủ điều kiện theo học tại các trường Đại học ở Đức, du học sinh các nước ngoài tới từ các quốc gia không thuộc khối liên minh châu Âu cần phải vượt qua kỳ “thi đánh giá chất lượng tương đương” hay còn được gọi là chương trình dự bị đại học. Với tổng thời gian học là 1 năm (2 kỳ học) và sau đó các bạn phải vượt qua kỳ thi đầu vào để khẳng định đủ khả năng theo học các chương trình đại học bằng tiếng Đức.
Bảng điều kiện trình độ học vấn theo từng chương trình học tại Đức:
CHƯƠNG TRÌNH HỌC | ĐIỀU KIỆN |
Dự bị đại học |
|
Đại học |
|
Thạc sĩ |
|
Chứng minh khả năng tài chính khi du học Đức
Chứng minh tài chính du học Đức là yếu tố hết sức cần thiết khi bạn du học tại Đức, mặc dù đa số các trường đại học ở Đức miễn học phí cho du học sinh nước ngoài và chi phí sinh hoạt ở một số thành phố có thể không cao nhưng chính quyền nơi bạn theo học vẫn muốn biết khả năng tài chính của bạn, điều này đảm bảo trong suốt quá trình theo học của bạn không bị gián đoạn hoặc gặp bất kỳ rủi ro nào.
Vậy những nhóm du học sinh tới từ các quốc gia nào mới phải chứng minh tài chính
Quốc tịch | Chứng minh tài chính và tài liệu kèm theo |
Du học sinh tới từ các quốc gia nằm trong khối Liên minh châu Âu (EU) | KHÔNG cần chứng minh tài chính. |
Du học sinh tới từ các quốc gia nằm ngoài khối Liên minh châu Âu (EU) | CÓ cần chứng minh tài chính khi xin visa. |
Bạn có thể chọn một trong các cách bên dưới để chứng minh tài chính trước khi đi du học tại Đức.
- Mở một tài khoản phong tỏa tại một trong hai ngân hàng ở Việt Nam VietinBank hoặc Deutsche Bank rồi gửi tiền vào đó. Số tiền tối thiểu gửi vào tài khoản phong tỏa theo quy định từ tháng 1 năm 2023 là: 11,208 EUR mỗi năm (hoặc 934 EUR mỗi tháng), tính đến tháng 9 năm 2024 số tiền dự kiến tăng lên 992 EUR mỗi tháng hoặc 11,904 EUR mỗi năm. Một mẹo nhỏ là bạn hoàn toàn có thể nâng mức gửi vào tài khoản phong tỏa để nâng cao tỷ lệ đậu visa.
- Bảng lương và chứng minh thu nhập hàng tháng của bố mẹ hoặc người bảo lãnh của bạn. Về cách chứng minh tài chính này thì các bạn cần có sao kê bảng lương 3 tháng gần nhất tính từ lúc nộp hồ sơ xin visa và đôi khi còn cần cả hợp đồng lao động của bố mẹ hoặc người bảo lãnh của bạn.
- Giấy chứng nhận học bổng du học Đức được quỹ học bổng công ở Đức cấp. Bạn cũng cần phải liệt kê chi tiết thời gian học bổng và số tiền của học bổng.
- Giấy cam kết bảo trợ tài chính của người thân có hộ khẩu thường trú tại Đức và cung cấp giấy tờ chứng minh mối quan hệ ràng buộc của bạn với họ.
- Bảo lãnh của ngân hàng là khi bạn có khoản vay du học của ngân hàng ở Việt Nam thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng hợp đồng khoản vay này để chứng minh tài chính khi xin visa du học Đức.
DU HỌC ĐỨC CẦN BAO NHIÊU TIỀN?
Học phí và chi phí sinh hoạt là điều vô cùng quan trọng khi bạn du học tại bất kỳ quốc gia nào. Nếu đánh giá được chính xác về các khoản chi tiêu và áp dụng các nguyên tắc kỷ luật là bạn đã nắm tới một nửa thành công trên con đường học tập xa quê hương rồi.
Học phí tại Đức
Duy nhất chỉ có tiểu bang Baden-Württemberg là áp dụng học phí (khoảng 1.500 EUR mỗi học kỳ) đối với sinh viên quốc tế tới từ các quốc gia nằm ngoài khối liên minh châu Âu. Thêm nữa, bắt đầu từ học kỳ mùa đông 2024 – 2025, trường Đại học kỹ thuật Munich (TUM) cũng sẽ áp dụng học phí cho các sinh viên tới từ các quốc gia ngoài EU / EEA.
Theo dữ liệu từ DAAD mức học phí sẽ tùy thuộc vào các trường nên có mức thu khác nhau, phổ biến sẽ nằm trong khoảng từ 1.500 EUR cho tới 3.000 EUR mỗi học kỳ với chương trình học Cử nhân, từ 4.000 EUR cho tới 6.000 EUR cho các chương trình cấp bằng Thạc sĩ. Các trường tư thục có thể áp dụng mức chi phí cao hơn nên các bạn cũng cần cân nhắc khi lựa chọn.
Ngoài ra cũng có các khoản chi phí cho các hoạt động tại trường học. Ví dụ tại Đại học Cologne trong học kỳ mùa đông năm 2021 có các khoản đóng góp như sau để các bạn tham khảo:
KHOẢN THU |
NỘI DUNG |
Semester Ticket (Vé xe trong 1 học kỳ) | 197,20 EUR
Sinh viên có thể sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng tại địa phương (xe buýt, tàu điện, tàu hỏa) trong khu vực quy định suốt học kỳ. |
Student Welfare Contribution for Student Service (Phí phúc lợi sinh viên) | 75,00 EUR
Với khoản phí này cho mỗi học kỳ, sinh viên sẽ được hỗ trợ các dịch vụ như căng tin, tư vấn, chăm sóc sức khỏe. |
Student Government (AStA) (Phí Đoàn thanh niên) | 10,00 EUR
Tương tự như phí Đoàn viên thanh niên ở Việt Nam. |
Student Sports | 1,75 EUR
Đây là khoản phí dành cho các hoạt động thể thao trong trường, ở một số trường không bắt buộc khoản phí này. |
Faculties/Departmental Student Organisations | 1,75 EUR
Khoản phí cho các tổ chức sinh viên tại khoa hoặc bộ môn để tổ chức sự kiện hoặc các hoạt động liên quan tới học tập. |
Administrative Fee | 1,75 EUR
Phí xử lý hành chính của nhà trường như phí xử lý hồ sơ, đăng ký môn học, tổ chức thi cử, giấy tờ… |
Ngoài hai trường hợp trên thì hầu hết các chương trình học cử nhân và thạc sĩ trong hệ thống trường công lập vẫn sẽ được chính phủ Đức và các chính quyền liên bang hỗ trợ toàn bộ học phí kể từ tháng 10/2014.
Chi phí hoàn thiện hồ sơ trước khi sang Đức.
HẠNG MỤC | CHI TIẾT |
Chi phí chuẩn bị hồ sơ du học | Chi phí lần 1: 14,000,000đ
Chi phí lần 2 nộp khi các bạn có kết quả visa: 42,000,000đ |
Học phí tiếng Đức | Ưu đãi đối với các bạn cả học và làm hồ sơ: 21,000,000đ
Chương trình học:
|
Lệ phí thi chứng chỉ tiếng Đức | Lệ phí thi đỗ tiếng Đức trình độ B1 với 4 kỹ năng: 4,000,000đ
Nếu thi nhiều hơn thì bạn trả thêm, thường sẽ là 1 triệu / 1 kỹ năng – tùy từng địa điểm thi. |
Chi phí thẩm tra APS | Là quá trình kiểm tra năng lực tại Đại sứ quán Đức, xem bạn có đủ điều kiện theo học chương trình cử nhân tại Đức hay không.
Chi phí thẩm tra tại Đại sứ quán Đức là 150 EUR / lần. Phí phỏng vấn APS tại Đại sứ quán Đức là 250 EUR / lần. |
Lệ phí thi AS | Thi AS vào tháng 2, 4, 10 hàng năm dành cho các bạn chưa hoàn thành chương trình đại học tại Việt Nam là 80 EUR |
Lệ phí xin visa | Để xin visa du học Đức bạn cần đến Đại sứ quán Đức để xin thị thực du học.
Lệ phí xin visa: 75 EUR Phí xử lý hồ sơ phụ thu: 24 EUR |
Chi phí sinh hoạt
Là khoản các chi phí phát sinh trong quá trình sinh sống và học tập tại Đức bao gồm như tiền thuê nhà, lương thực, thực phẩm, quần áo và các hoạt động giải trí.
-
Chi phí thuê nhà ở
Đây là khoản chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng chi phí sinh hoạt, vậy nên các bạn cần cân đối giữa điều kiện hiện có và nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí mà vẫn đảm bảo nhu cầu sống ở mức vừa đủ. Dưới đây là bức tranh tổng thể về mức chi phí thuê nhà tại các thành phố tại Đức, kèm theo đó là 3 nhóm phân khúc giá của các loại hình căn hộ để các bạn có thể lựa chọn cho mình một phương án phù hợp.
Tại Đức có khoảng 58% các căn hộ cho thuê, chi phí thuê cũng khá đa dạng, sự khác biệt này thay đổi từ thành phố cho tới nông thôn, tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam, theo phân khúc căn hộ và các thiết bị có sẵn trong nhà.
Theo thống kê bởi Phòng nghiên cứu Statista cho thấy với 21,81 EUR cho mỗi mét vuông thì München hiện đang là thành phố có giá cho thuê căn hộ đắt nhất tại Đức. Những căn hộ kiểu này được xây dựng không quá 10 năm trở lại, có kích thước từ 60m2 đến 80m2 đã bao gồm các thiết bị cao cấp.
Từ Biểu đồ giá cho thuê căn hộ hàng tháng ở Đức từ 2009 đến 2021 theo thống kê của Statista cho thấy giá trung bình của một hộ gia đình cho thuê nhà sẽ tăng khoảng 3,14% mỗi năm.
Có các lựa chọn về nhà ở khi du học Đức như:
Ký túc xá sinh viên thuộc quản lý của nhà trường.
Theo dữ liệu của DAAD cho thấy có hơn 40% sinh viên quốc tế tới Đức đều chọn ký túc xá. Đây được xem là loại hình cung cấp chỗ ở rẻ nhất cho sinh viên. Điều đánh đổi duy nhất khi ở đây chính là không gian ít riêng tư vì bạn sẽ phải chia sẻ cùng với những sinh viên khác, nhưng bù lại ở ký túc bạn được gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều người, mở rộng mối quan hệ, trình độ ngoại ngữ tiến bộ nhanh hơn, có thể giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tham gia nhiều hoạt động bổ ích cùng nhau.
Giá thuê ký túc phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí, kích thước phòng, các thiết bị có sẵn. Nhìn chung một căn phòng ký túc sẽ có giá thuê trung bình là 267 EUR mỗi tháng. Bạn có thể liên hệ với hội sinh viên nơi trường bạn theo học để nhận được sự trợ giúp hoặc tìm kiếm ký túc xá trên DAAD.
Căn hộ ở ghép.
Nếu như bạn không muốn ở ký túc xá hoặc không thể tìm thấy một căn phòng ưng ý tại đó, bạn có thể lên các trang mạng xã hội hoặc thông qua hội sinh viên du học Đức để tìm bạn hoặc một nhóm bạn và thỏa thuận các quy tắc chung để cùng ở ghép với nhau. Với lựa chọn này có thể các bạn sẽ có một không gian sống riêng tư hơn một chút với mức chi phí từ 238 đến 494 EUR mỗi tháng cho một căn hộ.
Căn hộ riêng.
Nếu bạn cảm thấy ổn với việc tự lập và thích không gian riêng tư, những căn hộ riêng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích. Bạn sẽ có không gian yên tĩnh để nghiên cứu và tự học, nhất là trong những thời điểm thi cử căng thẳng, không những thế bạn còn có thể thoải mái sinh hoạt mà không phải lo làm phiền ai.
Nhưng hãy cân nhắc kỹ về khả năng tài chính vì giá thuê những căn hộ như thế này tại các thành phố lớn là khá đắt đỏ, đôi khi bạn phải trả tới 800 EUR trong một tháng nếu tính cả điện, nước, chi phí xử lý rác thải,…
-
Chi phí cho lương thực, thực phẩm và các hoạt động giải trí cơ bản.
Chi phí dành cho ăn uống và sinh hoạt cá nhân mỗi ngày là một trong những khoản chi tiêu mà bạn cần quản lý thật kỹ lưỡng, lời khuyên dành cho bạn là nên lập kế hoạch kèm theo một thực đơn ăn uống để có thể vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng hàng ngày mà lại không bị rơi vào tình huống chi tiêu vượt ngân sách.
Ở Đức cũng có các chuỗi siêu thị giá rẻ như: Aldi, Lidl, Netto và Penny bạn có thể mua được thực phẩm với giá cả hợp lý bao gồm sữa, bánh mì, thịt và rau củ. Bạn cũng có thể tận dụng những đợt khuyến mại của siêu thị để mua thực phẩm ưu đãi hoặc tập cho mình thói quen ghi ra những thứ cần mua đủ cho một tuần và sẽ đi chợ vào những ngày cuối tuần để có thể tiết kiệm được chi phí, do chợ ở mỗi vùng vào dịp cuối tuần giá sẽ mềm hơn một chút.
Mẹo nhỏ: “Bạn hãy xuất trình thẻ sinh viên của mình nếu tới nhà hát, tham quan bảo tàng, các công trình di tích lịch sử, rạp chiếu phim và các dịch vụ công cộng như tàu xe, bạn sẽ có ưu đãi về giá vé dành riêng cho sinh viên hoặc thậm chí là miễn phí.”
Dựa theo một Khảo sát xã hội lần thứ 22, 2023 của Trung tâm nghiên cứu khoa học và nghiên cứu giáo dục đại học Đức (DZHW) thì chi phí trung bình của một sinh viên học tập tại Đức sẽ là:
- Tiền thuê nhà (bao gồm cả chi phí tiện ích): 410 EUR
- Thực phẩm: 198 EUR
- Bảo hiểm y tế, phí bác sĩ, thuốc men: 100 EUR
- Chi phí vận chuyển (xe hơi / phương tiện giao thông công cộng): 89 EUR
- Học phí: 76 EUR
- Giải trí, văn hóa và thể thao: 65 EUR
- Quần áo: 46 EUR
- Đóng góp học kỳ: 36 EUR
- Tài liệu làm việc (sách, v.v.): 31 EUR
- Điện thoại / Internet / radio và giấy phép TV, bưu chính: 32 EUR
- Các chi phí khác: 144 EUR
Do đó, bạn cần đánh giá chính xác các khoản chi phí hàng tháng để từ đó có những kế hoạch chi tiêu thông minh hơn, điều đó giúp bạn ổn định cuộc sống và tiết kiệm được một khoản kha khá trong chuỗi ngày du học xa quê hương.
Học bổng hỗ trợ chi phí khi du học Đức
Với chi phí học tập ngày càng tăng, lợi ích của học bổng là không thể phủ nhận. Nó giúp hỗ trợ về mặt tài chính để sinh viên có điều kiện tốt hơn, thúc đẩy động lực trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sinh viên quốc tế khi nhận học bổng sẽ được chi trả với số tiền 300 EURO mỗi tháng, trong đó chính phủ Đức chi trả 150 EURO và số còn lại sẽ được các trường đại học kêu gọi từ các tổ chức, nhà tài trợ tư nhân.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số chương trình học bổng du học Đức DAAD
Giới hạn và các quy định về làm thêm tại Đức
Làm thêm cũng là một giải pháp giúp giảm gánh nặng tài chính cho bạn trong những ngày tháng du học Đức, lời khuyên đưa ra là bạn nên chọn những công việc liên quan tới ngành nghề mà mình đang theo học để có thể tích lũy thêm kiến thức cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chính sau khi tốt nghiệp. Ví dụ: Bạn có thể làm Trợ lý nghiên cứu nếu thuộc ngành Kỹ thuật và Khoa học Máy tính, làm trong các phòng thí nghiệm hoặc trung tâm nghiên cứu của trường đại học. Thực tập sinh trong các công ty tài chính nếu bạn là sinh viên ngành kinh tế.
Luật pháp Đức có các quy định cụ thể cho từng trường hợp và các bạn cũng cần tuân thủ để đảm bảo chất lượng học tập cũng như không vi phạm pháp luật.
Bảng giới hạn và các quy định về làm thêm ngoài giờ | |
Không thuộc EU/EEA | Thuộc EU/EEA |
– Được phép làm thêm fulltime 120 ngày/năm hoặc 240 ngày/năm với các công việc partime. | – Được phép làm thêm nhiều hơn nhưng không được phép làm thêm quá 20 giờ/tuần. |
– Thu nhập từ làm thêm nhiều hơn 450 EUR/tháng thì bạn sẽ phải đăng ký mã số thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân. Nếu tổng thu nhập cá nhân vào khoảng dưới 10.908 EUR/năm thì bạn có thể được hoàn thuế khi khai thuế cuối năm.
– Nếu làm thêm trong thời gian đi học mà quá 20 giờ/tuần thì bạn có thể sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội. |
Nếu bạn muốn làm thêm nhiều hơn giới hạn trên thì bạn cần phải xin phép tại Cơ quan việc làm của liên bang Đức. Nhưng việc xin cấp phép này rất khó và không phải lúc nào cũng được chấp thuận. Việc không tuân thủ các quy định có thể khiến bạn rơi vào tình trạng học tập sa sút, kèm theo nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả việc bị hủy visa và buộc phải rời khỏi Đức.
Từ đó có thể thấy du học Đức mang đến nhiều cơ hội và lợi thế vượt trội cho sinh viên quốc tế. Với hệ thống giáo dục chất lượng, nhiều chương trình học bằng tiếng Anh và sự hỗ trợ tài chính hấp dẫn, khiến Đức trở thành một lựa chọn đáng cân nhắc.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích đó các bạn trẻ cũng sẽ phải đối mặt với một số thách thức như rào cản ngôn ngữ, khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đối mặt với những thách thức và biết cách tận dụng những cơ hội thì Đức chính là nơi giúp bạn đạt được những mục tiêu và có một tương lai tốt hơn.
Một số câu hỏi thường gặp
Hiện tại, thời gian xin visa du học Đức thường kéo dài từ 6 đến 12 tuần. Nhưng nếu bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác, thời gian trung bình để nhận được visa có thể rút xuống còn khoảng 8 tuần.
Dự bị đại học là chương trình giáo dục dành cho sinh viên nước ngoài đến từ những quốc gia không thuộc khối liên minh Châu Âu, khóa học kéo dài khoảng 1 năm (2 kỳ học) áp dụng với những bạn đã học xong THPT, Cao đẳng hoặc thi đỗ liên thông ở Việt Nam, hoặc đã học đại học tại Việt Nam nhưng ít hơn 4 kỳ trước khi nhập học vào một trường Đại học ở Đức.
Để học được dự bị đại học tại Đức, bạn cần 600 giờ học tiếng Đức tương đương với chứng chỉ tiếng Đức cấp độ B1.
Trung bình một học viên cần khoảng 600-750 giờ học để đạt được trình độ B1, tùy thuộc vào nền tảng ngôn ngữ và kinh nghiệm học tiếng Đức của mỗi người.
Bạn hoàn toàn có thể học chương trình đại học, thạc sĩ bằng tiếng Anh tại Đức. Với điều kiện bạn có một trong các chứng chỉ tiếng Anh sau:
IELTS: Tối thiểu 6.0 đến 7.0 (tuỳ ngành và trường).
TOEFL iBT: Ít nhất 80 – 90 điểm.
Cambridge English: Các chứng chỉ như C1 Advanced hoặc C2 Proficiency được chấp nhận ở một số trường.
Một số trường có thể yêu cầu thêm một vòng phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của bạn.
Không, nếu bạn xin Visa cho chương trình học bằng tiếng Anh 100% thì bạn không cần có chứng chỉ tiếng Đức.
Có. Bạn chỉ cần có một trong các chứng chỉ sau để có thể xin học các chương trình học bằng tiếng Anh tại Đức:
IELTS: Tối thiểu 6.0 đến 7.0 (tuỳ ngành và trường).
TOEFL iBT: Ít nhất 80 – 90 điểm.
Cambridge English: Các chứng chỉ như C1 Advanced hoặc C2 Proficiency được chấp nhận ở nhiều trường.
Lưu ý rằng, một số trường có thể yêu cầu thêm một vòng phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của ứng viên.
Fachhochschule:
– Phạm vi chuyên ngành nhỏ hơn
– Đào tạo thiết thực hơn, chia theo năm học, xen kẽ các khóa thực tập, kiểm tra định kỳ, luận văn tốt nghiệp về các chủ đề thực tiễn.
– Chủ yếu về các ngành Khoa học kỹ thuật, Kinh tế quản trị, Xã hội, Tạo mẫu
– Thời gian đào tạo thường là 4 năm, trong đó 0,5 – 1 năm Thực tập
– Thời gian giảng dạy trung bình của Giảng viên là từ 14 – 18 tiếng/tuần
Universität:
– Phạm vi chuyên ngành rộng
– Nặng về lý thuyết, tự chọn các môn trọng tâm, luận văn tốt nghiệp mang tính nghiên cứu
– Tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm luật, y học, giảng dạy và xã hội nhân văn…
– Thời gian đào tạo từ 4 – 6 năm
– Thời gian giảng dạy trung bình của Giảng viên là từ 6 – 8 tiếng/tuần
Các loại chi phí cho một chương trình học ở Đức thường bắt đầu khoảng 2.000 EUR / năm đến 22.000 Euro/ năm.
Tuy nhiên, mức chi phí trung bình tính được rơi vào khoảng 5.500 EUR / năm.
Còn ở các trường đại học công lập ở Baden-Würrtemberg thì mức học phí mới được áp dụng rơi vào khoảng 800 – 2.000 Euro/ năm.
Chi phí sinh hoạt của du học sinh tại Đức trung bình vào khoảng 750 EUR / tháng và không phải ai cũng có đủ khả năng tài chính như thế này. Chính vì vậy các bạn cần phải có các kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Khá nhiều bạn sinh viên Việt Nam du học tại Đức chỉ phải trả từ 500 – 550 EUR / tháng nhờ tiết kiệm và chi tiêu hợp lý.
Bạn hoàn toàn ĐƯỢC PHÉP làm thêm tại Đức và Luật pháp Đức cũng có các quy định cụ thể cho việc này. Quy định sinh viên tới từ các quốc gia không thuộc EU/EEA được làm thêm fulltime 120 ngày/năm hoặc 240 ngày/năm với các công việc partime.
Hoàn toàn có thể! Các trường đại học tại Đức hiện đang có hơn 1,600 chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ở cả bậc cử nhân và thạc sĩ. Các ngành thuộc khối kinh tế và khoa học xã hội thường bằng tiếng Anh.
Bạn đã làm việc trong 4 năm tại Đức, đã đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc trong 48 tháng kèm trình độ tiếng Đức từ mức B1 trở lên thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện được cấp thẻ cư trú
Không có giới hạn về tuổi tác khi đăng ký học thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Đức.
Sau khi tốt nghiệp tại Đức, bạn bắt buộc phải đổi sang dạng visa xin đi làm và bạn được phép gia hạn Visa thêm 1 năm để tìm việc.
Được. Nếu đã học xong 4 kỳ đại học ở Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp đại học thì bạn còn có thể được tuyển thằng vào năm nhất đại học tại Đức với nhóm ngành phù hợp hoặc đăng ký dự bị đại học một nhóm ngành bất kỳ.